27/-
Thư của nhà báo Hàm Châu, phụ huynh học sinh Nguyễn
Thị Thiều Hoa
26/-
Ngô Bảo Châu từng học dưới mái trường này
25/-
Phan Đức Chính - Người thầy của nhiều tài năng toán
học trẻ
24/-
Các anh chị thân mến,
Sau đây là đường link để đọc bài báo
thứ 2 của Hàm Châu viết về nước Nhật:
Mong mọi người dành chút thời gian để
đọc và xem ảnh cho vui.
23/- Hàm
Châu nói về học bổng Vallet
Lần thứ
hai tôi post bức ảnh này lên mạng, vì muốn các bạn Facebook của tôi
chú ý tới nó. Đây là những anh/ chị/ em (có người còn rất trẻ) đã
tâm nguyện gắn bó với công việc tuyển chọn và tổ chức trao học bổng
Vallet từ năm 2001 đến nay. Đây là loại học bổng được tuyển chọn một
cách công khai, minh bạch, theo những tiêu chí rõ ràng, chuẩn xác, được
công bố trên mạng, nhằm bảo đảm tính công bằng, đến đúng người xứng
đáng. Cá nhân bạn trẻ nào cảm thấy mình đáp ứng đủ các tiêu chí
đó, đều có thể tự nộp hồ sơ xin cấp học bổng Vallet. Hơn 100 tỷ đồng
học bổng Vallet đã được trao tặng trong gần 15 năm qua - số tiền không
nhỏ do cá nhân một nhà khuyến học bỏ ra.
GS Odon
Vallet là ai? Ông là Tiến sĩ luật học, Giáo sư giảng dạy môn Lịch sử
Tôn giáo tại Đại học Sorbonne, Paris. Khi qua đời, thân phụ ông để lại
cho ông một gia tài rất lớn, hơn 100 triêu euro. Song ông không tiêu xài
một đồng xu nào cho riêng mình, mà đem tất cả số tiền ấy gửi ngân
hàng lấy lãi, hằng năm cấp học bổng cho các bạn trẻ xuất sắc tại
Pháp, Việt Nam và Bénin - một nước nghèo ở vùng Tây Phi. Lúc đầu, ông
chỉ trao học bổng cho các bạn trẻ người Pháp. Chính ông bà Giáo sư
Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc đã “cảm hóa” ông, khiến cho ông yêu mến
Việt Nam, đất nước của “Bác Hồ” - chữ do chính ông dùng - đất nước
đau thương và hiếu học. Từ đấy, từ năm 2001 đến nay, ông đã dành riêng
ra hàng chục nghìn suất học bổng để trao cho các bạn trẻ xuất sắc ở
nước ta.
Các anh/
chị/ em trong tấm ảnh này đã âm thầm làm công việc thiện nguyện điều
phối Quỹ Học bổng Vallet ở Việt Nam, một công việc không ít khó khăn
và phức tạp, vì muốn đưa hàng chục suất học bổng ấy đến đúng đối
tượng. Anh/ chị/ em đã thiện nguyện làm công việc ấy một cách tận
tụy và công tâm, mà không hề đòi hỏi GS Odon Vallet phải trả một đồng
thù lao nào. Họ hoàn toàn vô vị lợi, trong cái thời buổi kinh tế thị
trường... “tiền là tiên, là phật”! Họ gắn bó với nhau vì cùng tâm
nguyện, mặc dù chỉ hai năm mới gặp nhau một lần, để trao đổi về công
việc mà thôi. Tâm nguyện của họ là: Hành xử sao cho xứng với tấm
gương cao thượng, thanh khiết đến mức kỳ bí của GS Odon Vallet. Ông sống
độc thân, trong một căn hộ ba phòng xuềnh xoàng giữa Paris hoa lệ. Ông
không sắm ô-tô riêng “đờ luých”, mà thường cuốc bộ đến trường hoặc
ngồi xe điện ngầm trên hàng ghế gỗ, bên cạnh đám thợ thuyền và sinh
viên nghèo khó ở “Thủ đô Ánh sáng”. Bên bàn làm việc, ông đặt một
bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Trên tường, treo một bức tranh sơn mài
vẽ cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
Ông là tấm
gương để các anh/ chị/ em tham gia công việc điều phối Quỹ học bổng
Vallet ở Việt Nam lặng lẽ noi theo. Một số sinh viên xuất sắc như anh Lê
Văn Thành ở Trường đại học Vinh, sau khi nhận được suất Học bổng
Vallet, đã có đủ tiền sắm chiếc máy tính xách tay, nhờ vậy, liên hệ
được với các nhà toán học Mỹ và một số nước khác. Thế là, chỉ
trong thời hạn 3 năm làm nghiên cứu sinh, ạnh đã công bố 15 công trình
toán học trên các tạp chí nước ngoài có uy tín, mà lẽ ra chỉ cần 1
hoăc 2 công trình như thế, là đã đủ để bảo vệ xuất sắc luận án tiến
sĩ tại Việt Nam hiện nay. Điều đó chứng tỏ Học bổng Vallet đã đến
đúng người xứng đáng được nhân nó. Anh Thành hiện là cộng tác viên
của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, do GS Ngô Bảo Châu lãnh đạo...
"Tiền bạc
và danh vọng có thể phút chốc tan biến như khói, như sương. Song tình
thương và lòng trắc ẩn thì còn lại mãi...". GS Lê Kim Ngọc (bà Trần
Thanh Vân) đã từng nói thế. Bà là Chủ tịch Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt
Nam, đặt trụ sở tại Pháp, đã góp công xây dựng 3 làng trẻ em SOS ở
nước ta, tại Đà Lạt, Đồng Hới, và Huế.
22/- Xin
gửi tới các anh chị bài của Nhà văn Thiên Sơn giới thiệu cuộc đời
viết văn, viết báo của Hàm Châu in trên Tuần báo
Văn Nghệ số kỷ niệm 90 năm Ngày
Báo chí Cách mạng VN 21-6.
Mong
anh chị xem qua, nếu
có thời gian. Bên
cạnh file ảnh, có
kèm file chữ do tác
giả Thiên Sơn cung cấp
dễ đọc hơn.
21/- Một bài về GS Lưu Lệ Hằng:
20/- Giới thiệu hai bài báo của GS Hoàng
Tuỵ và GS Phạm Xuân Yêm
Các
anh chị thân mến,
Sau đây là đường link để đọc 2 bài báo của GS Hoàng Tuỵ và GS Phạm
Xuân Yêm về giáo dục nhân ngày khai trường năm học mới, nếu có thời
gian, mong các anh chị xem qua cho vui.
Bài của GS Phạm Xuân Yêm:
http://dvt.vn/20110921113640983p108c109/on-co-tri-tan-qua-nhung-buoc-thang-tram.htm
http://dvt.vn/20110923030832235p108c109/on-co-tri-tan-qua-nhung-buoc-thang-tram-tiep-theo-va-het.htm
Bài của GS Hoàng Tuỵ:
http://dvt.vn/20110827104813582p108c109/gs-hoang-tuy-len-tieng-ve-su-can-thiet-phai-cai-cach-ngay-giao-duc-theo-dung-nghi-quyet-cua-dang.htm
http://dvt.vn/2011083011076106p108c109/gs-hoang-tuy-len-tieng-ve-su-can-thiet-phai-cai-cach-ngay-giao-duc-theo-dung-nghi-quyet-cua-dang-tiep-theo-va-het.htm
Hàm
Châu
19/-
Tiếp nhận Di sản khoa học của GS Hồ Đắc Di
Mời các anh/ chị đọc một tin mới trên
trang web của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam:
18/-
Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại
của Hàm Châu
Xin lỗi nếu làm phiền anh/ chị.
17/-
Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại - Một số chân dung
Các anh/ chị thân mến,
Mời các anh/ chị dành ra ít phút đọc bài giới thiệu cuốn sách Trí
thức tinh hoa Việt Nam đương đại - một số chân dung của
Hàm Châu trên báo Tuổi
Trẻ sáng
nay, 4-5-2014, theo đường link sau đây:
http://tuoitre.vn/Giao-duc/605636/bach-khoa-thu-ve-tri-thuc-viet-duong-dai.html
hoặc:
http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-doc-xem/item/23490402-doc-tri-thuc-tinh-hoa-viet-nam-duong-dai-cua-ham-chau.html
Xin lỗi nếu làm phiền anh/ chị.
Hàm Châu
16/-
Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại - Một số chân dung
Các anh chị thân mến,
Chiều qua, tôi mới nhận được 1 bản in cuốn sách mà tôi đã
có lần giới thiệu với các anh chị Tôi vô cùng cảm ơn NXB Trẻ đã
bỏ vốn in cuốn sách dày tới 1.220 trang với 150 bức ảnh tư liệu lịch sử. Trong
hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thế mà sách được in tới 1.000 bản, bìa
các-tông, có áo bìa, trình bày đẹp. Giá bán: 450 nghìn đồng/ cuốn.
Xem ảnh, anh chị sẽ thấy sách in khổ rộng hơn và dày hơn cả
cuốn từ điển của Cộng đồng Pháp ngữ.
Cảm ơn các anh chị đã xem lướt qua.
Xin lỗi nếu làm phiền
các anh chị.
Hàm Châu
15/-
Gặp gỡ Việt Nam 2012
14/-
Vị giáo sư Pháp “200% Việt Nam”
13/-
Nhà báo Hàm Châu trả lời phỏng vấn VTV4 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ
12/-
Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu giới thiệu sách mới của Nhà báo Hàm Châu
11/-
Lưu Lệ Hằng
đoạt 2 giải Nobel
10/-
Không chịu lỡ nhịp thời đại
09/-
GS Trịnh Xuân Thuận nhận Giải thường văn chương Cino del Duca
08/-
Giới thiệu Hồi ký của GS Trần Hữu Tước: Trở về với quê hương (Phần cuối)
07/-
Mừng GS Trịnh Xuân Thuận được tặng Giải thưởng Cino del Duca 2012
“Rừng
thiêng” ở Điện Biên
06/-
Vị đắng thời buổi “a còng”:
Phần 1,
Phần 2,
Phần 3,
Phần 4
05/-
Chị Lune Feintrenie quảng bá văn hoá Việt ở Pháp
01/- GS Hoàng Tụy lên tiếng về sự cần thiết phải cải cách ngay
giáo dục theo đúng nghị quyết của Đảng:
Phần 1,
Phần 2
Hàm Châu
hamchau2007@gmail.com
|