Trang đầu | Giới thiệu | Lịch sử | Luu Học sinh | Album Pictures | Album Videos | Album Audios | Giải trí | Liên kết khác

Trần Đình Viện

 

MỘT Ý BÀN  VỀ CÂU THƠ CỦA NGUYỄN DU

ĐƯỢC CHỌN THẢ

TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM NĂM NAY 2009

Trần Đình Viện

Nghiên cứu sinh từ năm 1967 tại Kraków

 

       Tết Nguyên Tiêu năm nay tuần báo Văn Nghệ đã chọn  50 câu thơ hay để thả tại sân thơ Văn Miếu Hà Nội. Trong số đó có hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:

          “ Trước sau nào thấy bóng người

            Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.”

       Đây là  hai câu thứ 2747 và 2748trong số 3254 câu thơ của Truyện Kiều,  đoạn tả Kim Trọng trở lại từ Liêu Dương(quê nhà) hy vọng gặp lại người yêu sau nửa năm xa cách về nhà chịu tang chú. Tuy nhiên  gia đình người yêu bị tai biến, Thúy Kiều đã phải bán mình cứu cha. Cảnh vật vẫn còn nguyên nhưng con người giờ đây không biết nơi  đâu?

       Trong cuốn TỰ HỌC HÁN VĂN của Nguyễn Khuê( NXB Tp HCM -1995) có trích bài thơ  nhan đề   Đề tích sở kiến xứ  của Thôi Hộ, tôi mạn phép trích nguyên văn bài thơ, cùng dịch nghĩa và lời chú thích ccủa tác giả Nguyễn Khuê:

 

       “Thơ phiên âm chữ Hán:

Đề tích sở kiến xứ

Khứ niên kim nhật thử môn trung,

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ ?

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

       Dịch nghĩa

Đề chỗ đã thấy năm trước

Năm ngoái , cũng ngày hôm nay, ở trong cửa này,

Mặt người (con gái) và hoa đào cùng phản chiếu một màu hồng.

Mặt người(con gái) giờ đây không biết đã đi đâu,

(Trong khi) hoa đào vẫn cười cợt với gió đông như năm trước.

       Chú thích

       Thôi Hộ tự là Ân Công, người quận Bắc Lăng, tư chất đẹp đẽ, nhưng ít giao du. Nhân tiết Thanh Minh , một mình dạo chơi phía nam đô thành, thấy một vườn hoa đào, bèn gõ cửa xin nước uống. Một cô gái tươi đẹp ra mở, hỏi tính danh, rồi đem nước mời uống, tình ý có vẻ đậm đà Tiết Thanh Minh năm sau, chàng tìm lại chốn cuxthif thấy cửa đóng then gài, nên đề bài thơ trên đây ở cửa. Mấy hôm sau lại đến, chợt nghe có tiếng khóc. Một ông lão ra hỏi: “ Ông có phải là Thôi Hộ không? Con gái tôi đọc bài thơ nhịn đó mà chết”  Thôi Hộ vào khấn trước xác người con gái. Nàng sống lại, cùng chàng nên duyên vợ chồng. Sau Thôi Hộ thi đậu tiến sĩ, làm đến chức Tiết độ sứ Lĩnh Nam  “

       Tôi là người không biết làm thơ, càng không am hiểu thơ văn, không dám mạo muội bàn đến chuyện văn thơ cao siêu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Ngày thơ VN là ngày hội của quần chúng. Đại thi hào Nguyễn Du là niềm tự hào của toàn dân ta. Tôi chỉ mong được tuần báo văn nghệ và các nhà thơ giải đáp cho hai câu hỏi sau đây, tự mình tôi lý giải đươc:

1, Hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du chọn thả tại Văn Miếu trong dịp Tết Nguyên Tiêu Kỷ Sửu (2009) có giống với hai câu thơ cuối trong bài thơ Đề tích sở kiến xứ  của Thôi Hộ Không?

2, Nguyễn Du có nhiều thơ hay. Tại sao lại chọn hai câu thơ trên làm tiêu biểu?

Hà Nội, ngày 15/2/2009

 

Trang đầu | Giới thiệu | Lịch sử | Luu Học sinh | Album Pictures | Album Videos | Album Audios | Giải trí | Liên kết khác

Copyright © 2011 Album Tổng hợp của Khối chuyên Toán-Tin Đại học Tổng hợp Hà Nội
Phone mobile: 0904070637 hoặc 0986838536
Email: lightsmok@gmail.com hoặc Yahoo Messenger: happidragon@yahoo.com