Qua bài Dấu ấn minh triết Hồ
Chí Minh trong tuần báo Văn Nghệ số Tết Tân Mão của nhà văn
Xuân Cang, tôi có một vài ý chưa tán đồng với tác giả,
xin được trao đổi:
1. Trước hết , ông Xuân Cang trích dẫn
lời HCT nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước lúc lên đường sang Pháp,
ngày 31 tháng 5 năm 1946 là chưa chính xác. Ông viết “Minh
triết ấy được Hồ Chí Minh thốt ra khi tạm biệt cụ Huỳnh
Thúc Kháng quyền chủ tich nước, Bác nói: ”Dĩ nhược thắng cường,
dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Về sự kiện lịch sử nổi tiếng này, đã
có nhiều sách, báo bàn đến nhưng không đúng như ông Xuân Cang trích
dẫn. Trong cuốn “Những chặng đường lịch sử” của đại tướng Võ
Nguyên Giáp, có đoạn tả lại cuộc chia tay của Bác Hồ với cụ Huỳnh
như sau: “Sắp đến giờ lên máy bay, Bác tới nắm tay cụ Huỳnh nói:
Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó
phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng với anh
em giải quyết cho. Mong cụ;
“dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái
không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi). (Sđd
tr 457).
Bác chỉ nói “dĩ bất biến ứng vạn
biến”. Ông Xuân Cang thêm vào một vế nữa “Dĩ nhược
thắng cường” .
Tôi nghĩ, việc trích dẫn người
khácđể phục vụ cho luận chứng của mình phải chính xác, không được
thêm hoặc bớt.
Chúng ta cũng có thể xem thêm bài
Từ triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết
lý hành động Hồ Chí Minh của Nguyễn Trung Hậu, GS
TS Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Hoăc bài
“Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ViệNam -
nhìn từ góc độ triết học“ của Lê Thị Huệ,
Học viện CT-HC khu vực IV để rõ hơn.
2. Điểm thứ hai,tôi thấy ông
Xuân Cang giải thích quẻ Thiên trạch lý chưa đúng, chưa đủ căn cứ để
nói: ”từ quẻ Thiên trạch lý, dẫn đến Triết
lý cái yếu thắng cái mạnh, lấy nhược thắng
cường” mà Bác đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước lúc lên
đường sang Pháp năm 1946. Ông viết: ”triết lý quẻ chỉ có một
câu đơn sơ nhưng thâm thúy: dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không
cắn, hanh thông” Phải dũng cảm thông minh như thế nào mới
dám dẫm lên đuôi cọp, mà không bị nó cắn cho. Không những dũng cảm
thông minh mà còn biết sợ nữa, biết sợ cũng là một phẩm chất trong
túi khôn. Có như vậy mới lựa đúng thời cơ, dẫm lên nó mà nó không
dám quay lại. Nói cách khác đó là triết lý - minh triết -
của cái yếu thắng cái mạnh, lấy nhược thắng cường. Minh
triết ấy đã được Hồ Chí Minh thốt ra khi tạm biệt cụ Huỳnh Thúc
Kháng quyền chủ tịch nước năm 1946 để sang Pháp làm ngoại
giao, Bác Hồ nói: “dĩ nhược thắng cường, dĩ bất biến ứng vạn
biến”. Lấy yếu thắng mạnh, lấy cái không thay đổi thắng
muôn cái thay đổi. Đó là tính cách Việt, sức sống Việt”.
______________
______________
______________
______ ______
______________
_______________
Quẻ Thiên Trạch Lý
Trong cuốn KINH DỊCH ( NXB VH
HN 1998), cụ Ngô Tất Tố giải thích quẻ
Thiên Trạch Lý như sau “Lý tức là lễ, lễ là cái mà người ta
xéo lên. Theo cụ Tố, xéo lên ở đây nghĩa là
theo đó mà đi, không có nghĩa là đây đọa như ta vẫn nói theo cách
thông thường. Nó là quẻ trời( càn) trên, chằm( trạch)
dưới, trời mà ở trên, chằm mà ở dưới,đó là phận trên
dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người
và là con đường người ta thường xéo lên, cho nên mới là quẻ
Lý. Lý nghĩa là giầy, là bị giầy… Là kẻ mêm yếu mà
giầy lên kẻ cứng mạnh cho nên là Lý. Không nói lên cứng giầy
lên mềm mà nói mềm giầy lên cứng, là vì kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm
là lẽ thường, không đáng nói. Cho nên trong kinh Dịch chỉ nói kẻ mềm
cưỡi lên kẻ cứng, không nói kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm” ( xem tr 335,
336)
Tiếp theo, từ lời kinh “Lý hổ
vĩ, bất chân nhân, hanh!( xéo đuôi cọp không cắn người,
hanh!). Trình Di giải thích: ”Quẻ Lý là đường
người ta vẫn xéo, trời ở trên mà chằm ở dưới,
lấy kẻ mềm bị giầy xéo với kẻ cứng, trên dưới đều đúng nghĩa,
là việc rất thuận, lẽ rất đáng, người ta cứ thế mà đi, tuy
xéo vào chỗ nguy hiểm cũng không hại gì, cho nên xéo lên đuôi
cọp mà không bị cắn, vì vậy mới hanh được.
Lời Thoán nói rằng:
quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà ứng với trời, thế cho nên
xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh. Dương cương trung chính , xéo
ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.(Sđd tr 337)
Lời tượng nói rằng:
trên trời dưới chằm, là quẻ Lý, đấng quân vương coi đó mà phân biệt
trên dưới, định chí dân. (Sđd tr 338)
Trình Di giải thích:” Trời trên,
chằm dưới, tức là chính lý trong thiên hạ. Sự xéo đi của người ta
cũng nên như thế, nên mới lấy tượng của nó làm quẻ Lý. Đấng quân tử
theo Tượng của quẻ Lý mà phân biệt phận của trên dưới, để định chí
dân của mình”
Từ hào dương đầu tiên (hào chin đầu)
của quẻ Thiên Trạch Lý có lời kinh:
“Sơ cửu: tố lý, vãng vô cửu”
dịch nghĩa : Hào chin đầu: Xéo theo, sự vốn có, đi, không có
lỗi.
Trình Di giải thích:”
Xéo chỗ thấp nghĩa là đi. Hào đầu ở chỗ rất thấp, tức là kẻ vốn ở
dưới, mà tài Dương cứng có thể tiến lên. Nếu cứ yên phận thấp kém của
mình vốn có mà đi, thì không có lỗi. Người ta không tự biết cái phận
nghèo hèn của mình vốn có, thì sự tiến lên của họ, chỉ là tham bạo
hành động, cần để ra khỏi cảnh nghèo hèn ma thôi, không phải kẻ muốn
làm việc. Hễ đã tiến ắt phải kêu dật, cho nên đi thì có lỗi. Đấng
quân tử thì yên lặng theo phận vốn có, khi ở lại thì vui, khi tiến
lên thì sẽ có làm chuyện gì, cho nên hễ đã được tiến thì phải làm việc,
mà không việc gì không hay. (Sđd tr 339)
Đọc những lời bình trên đây,tôi thấy
quẻ Thiên trạch lý không nói đến triết lý lấy
yếu đánh mạnh (dĩ nhược thắng cường) mà nói về đạo
lý phải giữ tôn ti trật tự, cách ứng xử thích hợp của ngươi dưới đối
với người trên, phân biệt phận của trên dưới. Thứ dân
thuận theo bậc quân vương.
Vì vậy nói rằng triết lý quẻ Lý
là triết lý “ dĩ nhược thắng cương” , “ dĩ bất biến ứng vạn biến” mà
Bác đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi lên đường sang Pháp làm
ngoại giao là không có cơ sở.
Trong cuốn KINH DỊCH ĐẠO CỦA NGƯỜI
QUÂN TỬ, Nguyễn Hiến Lê giải thích: ”tiếp theo quẻ tiểu
súc là quẻ Lý ( thiên trạch Lý). Khi đã nhóm họp nhau lại
thì phải có trật tự, có trên, có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa
là phải có lễ. Sống trong xã hội phải có lễ.”
“
Trên cương, dưới nhu, vậy là trên
dưới phân minh lại hợp lễ, âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu,
vui vẻ đi sau dương cườngthì dù người ta đi trước mình, dữ như cọp
cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo dẫm lên đuôi cọp mà cọp
không cắn. Ba chữ “lý hổ vi”, chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ
nên hiểu là đi sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự
cường dương”
Trần Đình Viện - Nghiên cứu sinh Toán ở
Kraków
|